Tìm hiểu về đồng hồ vạn năng
Chắc hẳn bạn đã nghe nói nhiều đến đồng hồ vạn năng nhưng không biết nó là gì, dùng để làm gì... và nhiều câu hỏi khác xoay quanh dụng cụ này. Hãy cùng tìm hiểu đồng hồ vạn năng qua bài viết này.
Đồng hồ vạn năng là gì
Đồng hồ vạn năng (tiếng Anh là multimeter) còn được gọi là đồng hồ vom (vôn ôm kế), là một máy đo cầm tay dùng để đo điện áp, dòng điện (cường độ dòng điện), điện trở và các giá trị khác. Đồng hồ vạn năng được sử dụng rất nhiều từ các thử nghiệm đơn giản, như đo điện áp pin, đến phát hiện lỗi và những phép kiểm tra phức tạp hơn. Đây là một trong những công cụ được các thợ điện thường dùng để khắc phục các sự cố về điện trên động cơ, thiết bị, mạch điện, nguồn điện và hệ thống dây điện. Những người không chuyên cũng có thể học cách sử dụng vạn năng cho các phép đo cơ bản xung quanh nhà.

Các loại đồng hồ vạn năng
Về cơ bản có hai loại đồng hồ vạn năng: loại kim và loại kỹ thuật số. Cả hai loại đều có khả năng đo điện áp (DC & AC), dòng điện (DC & AC) và điện trở giống nhau. Cả hai loại đều có kiểu cầm tay, chạy bằng pin (DC) và kiểu máy để bàn. Loại kim thường có trở kháng đầu vào cao hơn loại kỹ thuật số.
Đồng hồ vạn năng kim
Đồng hồ vạn năng kim hoạt động dựa trên một microammeter (một thiết bị đo cường độ dòng điện hay ampe) và có kim di chuyển trên thang chia độ. Đồng hồ vạn năng kim thường có giá rẻ hơn so với loại kỹ thuật số nhưng nó có thể khó để một số người dùng đọc kết quả chính xác. Ngoài ra, loại đồng hồ này phải sử dụng cẩn thận và có thể bị hỏng nếu bị rơi.
Đồng hồ vạn năng kim thường không chính xác như đồng hồ kỹ thuật số khi được sử dụng làm vôn kế. Tuy nhiên, đồng hồ vạn năng kim rất tốt để phát hiện sự thay đổi điện áp chậm vì bạn có thể xem kim di chuyển trên thang đo. Đồng hồ vạn năng kim rất đặc biệt khi được sử dụng làm ampe kế, do điện trở thấp và độ nhạy cao, với khả năng đo lường xuống tới 50µA (50 microampe).
Đồng hồ vạn năng kim thường không chính xác như đồng hồ kỹ thuật số khi được sử dụng làm vôn kế. Tuy nhiên, đồng hồ vạn năng kim rất tốt để phát hiện sự thay đổi điện áp chậm vì bạn có thể xem kim di chuyển trên thang đo. Đồng hồ vạn năng kim rất đặc biệt khi được sử dụng làm ampe kế, do điện trở thấp và độ nhạy cao, với khả năng đo lường xuống tới 50µA (50 microampe).
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số là loại phổ biến nhất và bao gồm các phiên bản đơn giản cũng như thiết kế mới nhất cho các kỹ sư điện tử. Thay cho kim di chuyển và thang đo được tìm thấy trên đồng hồ kim, đồng hồ kỹ thuật số cung cấp số đọc trên màn hình LCD. Loại này thường đắt hơn so với đồng hồ vạn năng kim, nhưng sự khác biệt về giá là không nhiều giữa các phiên bản cơ bản. Những phiên bản cao cấp sẽ đắt hơn nhiều.
Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số thường tốt hơn so với đồng hồ kim trong chức năng vôn kế, do điện trở kỹ thuật số cao hơn. Nhưng đối với hầu hết người dùng, ưu điểm chính của đồng hồ kỹ thuật số là giá trị đo trên đồng hồ kỹ thuật số dễ đọc và có độ chính xác cao.
Cấu tạo của đồng hồ vạn năng
Cấu tạo bên ngoài
Núm xoay
Núm xoay trên đồng hồ vạn năng sử dụng để chỉnh chế độ muốn đo. Ngoài ra núm này cũng sử dụng để bật và tắt dụng cụ. Một số điểm trên vòng quay của núm này có thể có 2 chức năng. Trong trường hợp đó sẽ có thêm một nút chuyển đổi giữa các chức năng.
Dây cáp đo
Có 1 sợi cáp màu đen và một sợi cáp màu đỏ. Màu đỏ biểu trưng cho dương, còn màu đen biểu trưng cho âm.
Đối với những đồng hồ vạn năng có khả năng kiểm tra nhiệt độ sẽ có thêm một sợi dây cáp nhiệt độ loại K, nó có thể cắm vô lỗ chung hoặc lỗ điện áp hoặc vào lỗ chuyên dụng. Đầu dò của cáp có một cảm biến rất nhỏ.
Lỗ cắm
Lỗ cắm là chỗ để cắm dây cáp vào đồng hồ vạn năng. Tuy nhiên thường có nhiều hơn 2 lỗ trên đồng hồ bởi vì cáp dương màu đỏ sẽ cần lỗ khác nhau khi đo cường độ dòng điện và điện áp. Lỗ điện áp sử dụng cho hầu hết các ứng đo điện trở, tần số, điện dung. Có thể có nhiều hơn một lỗ cắm dành cho các mức độ hoặc đơn vị khác nhau
Màn hình
Màn hình trên đồng hồ thường là LCD. Màn hình để hiển thị giá trị số đo được, ngoài ra còn có đơn vị đo.
Cấu tạo bên trong
Hãy cùng xem xét cấu tạo bên trong của một đồng hồ vạn năng kim.
Khi mở lớp vỏ bên ngoài ra chúng ta sẽ thấy một cục pin làm nguồn. Cục pin này có tác dụng cấp điện khi sử dụng chức năng đo điện trở. Ngoài ra với những chức năng khác khi đo thường là sẽ có nguồn điện từ bên ngoài. Ngoài ra điều đặc biệt nhất bên trong là rất nhiều điện trở được sắp xếp thành một vòng tròn như cánh hoa. Các điện trở này đều có giá trị rất chính xác, việc xoay núm xoay bên ngoài có tác dụng lựa chọn một điện trở trong vô số điện trở bên trong này.
Đồng hồ vạn năng dùng để làm gì
Đồng hồ vạn năng có khả năng đo nhiều giá trị khác nhau, tùy thuộc vào model. Những model cơ bản đo điện áp, cường độ và điện trở và có thể được sử dụng để kiểm tra tính liên tục, kiểm tra đơn giản để xác nhận mạch điện đã hoàn thiện. Đồng hồ vạn năng hiện đại hơn có thể kiểm tra tất cả các giá trị sau:
- Điện áp xoay chiều (dòng điện xoay chiều) và cường độ dòng điện
- Điện áp và dòng điện một chiều
- Điện trở (ohm)
- Điện dung (farad)
- Độ dẫn điện (siemen)
- Decibel
- Chu kỳ
- Tần số (Hz)
- Độ tự cảm (henry)
- Nhiệt độ C hoặc F
- Mức độ ánh sáng
- Độ axit
- Độ kiềm
- Tốc độ gió
- Độ ẩm tương đối
Leave a Comment